Giải pháp chống nóng tầng áp mái hiệu quả
Nhằm góp phần các ngôi nhà nâng cao hiệu quả và tạo ra một không gian thật lãng mạn riêng tư, các gia chủ muốn thiết kế thêm tầng áp mái và cải tạo thành phòng làm việc, phòng đọc sách hay có thể phòng nghỉ ngơi.
Nhưng thời tiết ở Việt Nam khí hậu nóng ẩm nên cần có giải pháp chống nóng cho tầng áp mái là điều thật sự rất cần thiết. Hãy cùng Sketch tìm hiểu qua bài viết này nhé!
>>> Xem thêm một số giải pháp chống nóng cho nhà chung cư hướng tây hiệu quả
Giải pháp chống nóng cho tầng áp mái bằng tôn
Nếu là tầng áp mái tôn thì bạn sử dụng các tấm tôn cách nhiệt có khả năng chống nóng. Các nhà sản xuất đã phủ một lớp cách nhiệt PU độ dày 16mm phía dưới tấm tôn 5 sóng cao 30mm nhằm khắc phục nhược điểm hấp thụ nhiệt cao mang lại hiệu quả tối ưu hơn.
Khi sử dụng chống nóng cho tầng áp mái bằng tôn chống nóng còn có khả năng cách âm, ngăn được tiếng mưa rơi, tiếng ồn từ bên ngoài, đặc biệt là khả năng chống cháy, giảm được điện năng tiêu thụ.
Hoặc bên cạnh đó chống nóng cho tầng áp mái bằng tôn bạn cũng có thể sử dụng sơn cách nhiệt giảm nhiệt độ từ 350C - 300C xuống khoảng còn 200C. Nếu kết hợp cả tôn cách nhiệt với sơn chống nóng chung với nhau thì không gian tầng áp mái chẳng phải lo sợ trong những ngày nắng nóng.
Giải pháp chống nóng cho tầng áp mái bằng trần thạch cao
Đối với một số nhà cao tầng, nhà mặt phố, căn hộ chung cư hay đặc biệt là tầng áp mái giải pháp chống nóng trần thạch cao mang lại hiệu quả. Đối với cả 2 hệ thống trần chìm hay nổi cũng có thể áp dụng cách chống nóng này.
>>> Vật liệu chống nóng nào được ưa chuộng nhất 2021 hiện nay https://sketchvietnam.com/news/vat-lieu-chong-nong-nao-tot.html
Quá trình thi công trần thạch cao có thể kết hợp thêm một lớp bông thủy tinh để cho tầng áp mái để đạt kết quả tốt hơn. Không chỉ là làm tăng tính thẩm mỹ khi phối với ánh sáng đèn điện mà hơn thế nữa trần thạch cao còn mang đến một không gian mát tự nhiên.
Đối với loại chống nóng trần chìm bao gồm: 1 lớp khung trần chìm, 1 lớp tấm thạch cao với độ dày khoảng từ 9 – 15.8 mm, lớp bông thủy tinh có bạc độ dày 50mm.
Đối với loại chống nóng trần nổi bao gồm: 1 hệ thống khung trần nổi, 1 lớp tấm thạch cao với độ dày khoảng từ 9 – 15.8mm, 1 lớp bông thủy có có bạc độ dày 50mm.
Một số các chuyên gia xây dựng khuyên bạn nên kết hợp trần tường thạch cao chống nóng vì điều này sẽ giúp nhà bạn cảm thấy thoải mái mát mẻ nhiệt độ giảm từ 20 đến 30% so với bên ngoài.
Giải pháp chống nóng cho tầng áp mái bằng bê tông
Nếu chiều cao tầng áp mái không thể đóng trần thì có thể ốp gỗ trực tiếp vào lớp mái bê tông là giải pháp chống nóng hay vì gỗ luôn mang đến cảm giác mát mẻ.
Hay một số nhà có ý định lớp ngói dùng các loại ngói chống nóng giảm nhiệt so với mái tôn như mái ngói xếp truyền thống, hay là loại ngói lợp phủ gốm rồi đóng trần gỗ vừa góp phần ngăn nhiệt, chống bụi. Nhưng để dùng cách chống nóng cho tầng áp mái bằng cách lợp ngói cần đổ bê tông mái sử dụng li tô để dán ngói đây chính là giải pháp tối ưu.
Giải pháp chống nóng cho tầng áp mái bằng cửa sổ
Chúng ta nên trổ cửa sổ đúng hướng để đón được gió và ánh sáng tự nhiên vào căn phòng áp mái. Cửa sổ ở hướng Nam và Đông Nam sẽ giúp đón gió tốt, cửa sổ hướng Nam và Bắc giúp đón nhiều ánh nắng, không nên trổ cửa ở hướng Tây, vì hướng này sẽ khiến cho phòng nhận nhiều ánh nắng buổi chiều oi bức.
Không chỉ có tác dụng làm mát, thoáng khí mà cách chống nóng cho tầng áp mái bằng cửa sổ mái phụ còn có tác dụng lấy sáng, thông gió. Hơn nữa còn làm tăng tính thẩm mĩ cho hệ thống mái khi thiết kế thêm mái phụ che mưa gió nhô hẳn ra trên mái chính.
Ngoài việc chống nóng cho tầng áp mái, bạn đừng bỏ qua việc chống nóng cho cửa kính bằng sơn phủ cách nhiệt kính Nano Sketch nhé. Bởi kính cũng là vật liệu hấp thụ nhiệt cao gây hầm nóng, ngột ngạt cho không gian sống.
Loại sơn phủ này có khả năng ngăn nhiệt 92% nắng nóng, giảm 3 ~ 5°C nhiệt độ căn phòng, cắt 99% tia UV nhưng không làm tối phòng, tiết kiệm chi phí điện năng 30% mỗi tháng.
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu bạn có cách chống nóng áp mái nào khác, hãy chia sẻ và góp ý thêm cho bài viết này.
Nhận xét
Đăng nhận xét