Nguyên nhân và cách khắc phục nhà kính bị nóng

Sử dụng kính trong xây dựng nhà ở hiện đại ngày càng được ưa chuộng vì sự thông thoáng, sang trọng. Nhưng kính lại có nhược điểm hấp thụ nhiệt cao gây hầm nóng không gian. Đừng lo, bài viết dưới đây chia sẻ đến các bạn cách khắc phục nhà kính bị nóng hiệu quả.

Nguyên nhân nhà kính bị nóng?

Hướng ngôi nhà

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tăng nhiệt độ trong nhà ở. Nếu ngôi nhà nằm đúng hướng mặt trời chiếu vào thì sẽ bị hấp thụ một lượng nhiệt khá lớn.



Thông thường, các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời của một ngôi nhà thường không có khả năng cách nhiệt, hoặc cách nhiệt kém.

Vì thế từ xa xưa, ông bà tổ tiên chúng ta đã chọn hướng Đông Nam là hướng chính để xây nhà. Như vậy hai mặt trước sau của công trình hạn chế được ánh nắng hướng đông tây chiếu vào

Khả năng thông gió

Vật liệu xây nhà thường là các loại vật liệu cơ bản: Gạch, đá, cát, xi măng nên hệ số dẫn nhiệt rất cao. Vì thế lượng nhiệt của mặt trời sẽ dễ dàng truyền vào bên trong ngôi nhà.

Nếu ngôi nhà chúng ta không được thông gió tốt thì lượng nhiệt đó sẽ mãi trong nhà. Nhiều khi nhiệt độ bên trong ngôi nhà xấp xỉ bằng nhiệt độ của bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi xây dựng công trình, chúng ta cần chú trọng đến khả năng thông thoáng cho các phòng.

Xem thêm: https://sketch.com.vn/news/giai-phap-chong-nong.html

Hiện tượng bức xạ nhiệt

Bức xạ nhiệt là hiện tượng năng lượng bức xạ của tia nắng mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính. Được hấp thụ thành nhiệt lượng làm cho không gian cả ngôi nhà nóng lên.

Bức xạ nhiệt dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không riêng chỗ được chiếu sáng. Hiện tượng này bức xạ nhiệt này khác với các hiện tượng truyền nhiệt ở trên.

Giải pháp nhà kính bị nóng đơn giản, hiệu quả

Nên có 2 cửa sổ cho phòng

 Dù là nhà phố hay căn hộ thì các phòng nên có hai cửa sổ đối diện nhau để thuận tiện cho việc thông gió. Tùy các vị trí, chức năng, diện tích nhà mà thiết kế cửa sổ lớn hay nhỏ. Với những ngôi nhà có diện tích lớn, tốt nhất bạn nên làm hệ cửa sổ cao để tạo điều kiện tốt nhất đón gió vào nhà.



Luôn kéo rèm cửa

Để lấy sáng và thông gió cho ngôi nhà, nhiều gia đình thường lựa chọn cách thiết kế nhà với cửa kính. Tuy nhiên, nếu chỉ có kính mà không có gì che chắn thêm thì gia đình bạn sẽ phải “hứng” thêm 70% lượng nhiệt không mong muốn từ cửa sổ vào nhà.

Vì vậy, rèm cửa - “trợ thủ đắc lực” giúp tránh nắng nóng bên ngoài, nhưng chúng không ngăn được tia UV, IR, mà gây cản trở tầm nhìn và ngăn chặn hết ánh sáng tự nhiên, do đó bạn nên sơn cách nhiệt cho kính.

Tránh việc đóng kín cửa suốt ngày

Nhiều gia đình thường nghĩ rằng, việc đóng kín cửa suốt cả ngày khi trời nóng sẽ giảm thiểu hơi nóng vào nhà. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân nhà bị nóng, bạn chỉ nên làm vậy vào ban ngày lúc nhiệt độ tăng cao.

Vào buổi tối khi nhiệt độ giảm xuống, có gió mát bạn nên mở hết tất cả các cửa sổ giúp đẩy bớt luồng khí nóng, tận dụng gió tự nhiên giúp không khí lưu thông.

Sơn chống nóng cửa kính

Cửa kính là một yếu tố không thể thiếu trong mỗi văn phòng làm việc hiện đại, nó vừa là nơi mang lại nguồn ánh sáng tự nhiên lại vừa đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy.

Thế nhưng, cửa kính lại chính là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ vào mùa hè, thoát nhiệt vào mùa đông và bức xạ tia UV, IR,… âm thầm gây nguy hại đến sức khỏe con người.



Chính vì vậy, để chống nóng cho cửa kính hiệu quả bạn nên sơn kính cách nhiệt, loại sơn này có  nhiều tính năng như:

  • Chống tia UV, tia hồng ngoại.

  • Làm mát căn phòng, giảm nhiệt độ hấp thụ.

  • Chống xước, bền trong quá trình sử dụng.

  • Dễ dàng lau dọn, vệ sinh bề mặt.

Hy vọng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích giúp bạn có câu trả lời ‘nguyên nhân và cách khắc phục nhà kính bị nóng”, cũng như biết thêm một số giải pháp chống nóng nhà ở khá đơn giản và dễ áp dụng. Bạn nhớ lưu về và chia sẻ cho bạn bè để dùng khi cần nha.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lợi ích của việc xây dựng nhà bằng vật liệu kính

Gợi ý những vật liệu chống nóng cho nhà ở vừa rẻ, vừa hiệu quả

Nhà kính – Giải pháp chống nóng cho nhà kính hiệu quả